Cảm hứng học IELTS
Thầy thấy có một số người thần thánh hoá kỳ thi IELTS, có người thì lại thấy bài thi khô khan và tẻ nhạt. Thầy thì lựa chọn việc học và dạy IELTS vì bài thi IELTS mang tới cho thầy nhiều điều tuyệt vời vô giá mà nếu không có trải nghiệm ấy, chắc thầy khó mà có được. Thầy kể một vài ví dụ nhé:
Ví dụ 1: Trong một bài nghe về Thor Heyerdahl, hai người đó có nói về his lasting impressions on many disciplines ảnh hưởng lâu dài của ông tới nhiều chuyên ngành. Thầy nghĩ rằng cuộc đời một con người sống biết bao nhiêu năm, có làm được gì cho đời không, thì hậu thế sẽ suy xét về điều đó. Và Thor có lẽ đã có cuộc đời đáng sống, mà hai người cảm thán là ‘What a great life!’. Đặc biệt, dấu ấn của Thor về khảo cổ thực hành practical archaeology - trying to recreate something from the past today - cố gắng tái tạo điều con người làm trong quá khứ, là một điều rất thú vị. Ông dũng cảm cố gắng đặt ra các giả thuyết và thực hiện những chuyến đi epic voyage trên những con thuyền làm bằng vật liệu có ở địa phương locally built canoes và dùng đúng các kỹ thuật cổ xưa ancient techniques để hiểu về người xưa. Khi tới Easter Island, ông cũng trò chuyện với người địa phương để hiểu và tự mình điêu khắc make stone carvings himself. Tư duy ấy mình có thể áp dụng vào trong học tập. Chẳng hạn như khi ta ôn tập lại các bài viết mẫu của thầy, học viên có thể đọc kỹ bài mẫu, viết ra outline để nắm mạch ý. Rồi cất bài mẫu đi và cố gắng tự mình viết tái hiện lại bài giống như bài mẫu - quá trình ấy sẽ giúp mình thấu hiểu được cách tác giả viết bài, lựa chọn từ, chuyển mạch idea và xử lý tinh tế các vấn đề của tư duy viết. Cũng giống như practical archaeology của Thor.
Ví dụ 2: Trong bài nghe khác về financing the course chu cấp tiền học đại học. Hai bạn trẻ đã cùng trao đổi và chia sẻ về các nguồn tiền khác nhau như: college grants & scholarships, xin local council, xin former employer, xin bố mẹ, tự làm support yourself through college, rồi xin chính phủ government funding… Nhưng điều quan trọng không phải là xin từ nguồn nào, mà điều khiến thầy ấn tượng là sự chủ động trong việc tìm nguồn tài chính cho việc học. Điều này khác với ở Việt Nam (hay các nước Châu Á) khi đa số các bạn trẻ đều được bố mẹ chu cấp học đại học/cao học. Cá nhân thầy thì từ năm 2 đại học đã tự đi làm thêm nhiều công việc khác nhau để tự lo liệu được tiền học và sinh hoạt phí cho mình. Hồi đó, có hai nguyên nhân: một là, gia đình ở giai đoạn đó thu nhập bấp bênh, thầy không muốn làm bố mẹ phải lo nghĩ thêm chi phí nên không xin học phí hay tiền tiêu nữa, hai là thầy thấy mình lớn rồi có thể tự đi kiếm tiền lo cho bản thân. Và cảm giác kiếm được những đồng tiền đầu tiên để tự lo cho mình thật là tuyệt vì mình thấy trân quý tiền - sức lao động của mình/bố mẹ, mình thấy tự tin vì tự lo được cho bản thân. Ngoài money from various part-time jobs, thầy cũng có học bổng của trường university scholarships nữa. Thế là thầy chỉ có hai nguồn như vậy thôi. Nhưng khi học đến bài nghe ấy thầy mới biết hoá ra có nhiều nguồn thế. Giá mà mình biết sớm hơn thì đã có thể xin thêm.
Ví dụ 3: Một bài nghe nói về lý do bạn gái ấy từ bỏ việc tham gia các câu lạc bộ reasons for giving up clubs. Khi phân tích câu trả lời thì lớp cứ nghĩ là chắc do physically demanding mệt mỏi về thể chất hay là do ảnh hưởng tới việc học hành interferes with her study. Thế nhưng lúc nghe hoá ra là cô ấy là cao thủ nên bỏ cuộc vì lý do rất khác. Cô từ bỏ music club vì không đủ áp lực not sufficiently challenged (trời - đúng là phải chọn hoạt động thách thức chút thì mới phát triển, mới đã đời được). Cô cũng tham gia các câu lạc bộ sports clubs, dù mình không giỏi, không có năng khiếu, không đủ khoẻ not fit enough, dù phải đi cả chặng đường dài a long haul, nhưng cô không từ bỏ vì cô biết cô sẽ nhớ nó she’d miss it if she stopped. Câu lạc bộ drama club thì quá là bận, việc tập dượt rehearsing khiến cô chậm bài vở got behind with her work nhưng cô vẫn cố gắng vì thấy nó đã, nó xứng đáng it’s worth it. Tất nhiên, cuối cùng cô cũng phải từ bỏ một môn do quá bận. Đôi khi trong cuộc đời có quá nhiều việc with all the things we’re doing, something has to go. Và ta phải chọn chia tay một hoạt động nào đó. Cùng là câu chuyện từ bỏ, nhưng cách mình lựa chọn từ bỏ điều gì lại nói lên nhiều điều về con người mình, người yếu mềm hay bản lĩnh.
Cứ như thế, với mỗi bài học, thầy đều thường dừng lại ngẫm ngợi và ‘sống’ trong tình huống đó, để rồi tìm thấy nhiều điều thú vị và giá trị trong đó cho mình. Nhờ thế mình sẽ giỏi hơn qua mỗi bài, tâm hồn sẽ rộng mở hơn, và đặc biệt là mình sẽ nhớ mãi tình huống ấy trong tim, hôm nay và mãi mãi về sau. Nếu mình cũng áp dụng việc này vào mọi bài học hoặc vào mọi câu chuyện, tình huống mình gặp trong đời, thì mình sẽ thu lượm được nhiều điều lấp lánh trong suốt hành trình cuộc sống. Thầy cũng rất vui nếu có một học trò nào như thế, vì điều ấy sẽ là nguồn cảm hứng bất tận cho bạn ấy trong hành trình học tập và khám phá thế giới nhiệm mầu.
Chúc các em / các con có một cuộc đời tuyệt vời.
Thầy HOÀNG
OLOGY
Xem thêm chia sẻ của thầy Hoangology ở đây:
Facebook của thầy: https://www.facebook.com/hoangology/
Cộng đồng học viên: https://www.facebook.com/groups/hoangologyfriends
YouTube: https://www.youtube.com/c/HoangologyEnglish
Cộng đồng phụ huynh: https://zalo.me/g/sosvra467