Vượt qua nỗi sợ nói trước đông người

Một điều thầy rất thích khi học IELTS đó là các bài READING thường mở ra nhiều khía cạnh thú vị trong đời sống. Cụ thể là có bài nói về nỗi sợ mất mặt trước đông người fear of public ridicule, hay phổ biết nhất most common là nỗi sợ nói trước đông người fear of public speaking. Trong bài đọc đó, nhà nghiên cứu chỉ ra rằng nỗi sợ này gây khổ đau cho một phần ba nhân loại afflict one-third of humanity và sự phổ biến prevalence này khiến ta không thể coi đó là rối loạn tinh thần mental disorder. Kết luận này thật tuyệt với những người sợ nói trước đám đông fear of speaking in public vì họ sẽ thấy mình hoàn toàn bình thường perfectly normal. Khi đó, họ sẽ có thể bình tâm và tìm tòi cách vượt qua được nỗi sợ đó overcome that anxiety.

Theo yêu cầu của một số học viên, thầy chia sẻ một vài kinh nghiệm của thầy để vượt qua nỗi sợ nói trước đám đông.

1-Relevance (tính liên quan)

Đầu tiên, ta cần chọn một chủ đề đáng quan tâm đối với khán giả choose a topic of interest to the audience. Nếu chủ đề liên quan tới người nghe thì họ sẽ dễ tập trung và phản hồi tích cực trong quá trình mình diễn thuyết deliver a speech.

2-Usefulness (tính hữu ích)

Phải làm sao để bài nói chứa đựng những thông tin bổ ích với người nghe. Có thể là về một điều thú vị, có thể là giải pháp cho vấn đề họ đang gặp khó khăn, có thể là về một điều mới mẻ hay góc nhìn mới lạ. Thường thì chủ đề đó phải khiến cho mình thích thú thì mình mới có thể truyền đạt cho người khác được vì ta không thể trao cho người khác thứ mà ta không có. Vậy nên, trước khi giảng bài hay chia sẻ điều gì, thầy đều xem xét kỹ thông tin ấy có thực sự hữu ích và khiến mình thích thú thì thầy mới chia sẻ. Nếu không thì thôi nhé, không nói những điều vô bổ nhạt nhẽo.

3-Coherence & cohesion (tính kết dính)

Nội dung trình bày cần được sắp xếp một cách mạch lạc, rõ ràng và logic sao cho dễ hiểu. Nếu ý tưởng hay mà trình bầy rối thì không ai hiểu nổi đâu. Mình nên thử nói cho ai đó (bạn, người thân) xem họ có hiểu không và từ đó điều chỉnh lại cách sắp xếp thông tin. Việc sắp xếp logic cũng giúp mình dễ nhớ nội dung trình bày.

4-Audience Participation (sự tham gia của khán giả)

Cần tính sẵn kịch bản là sẽ cho khán giả tham gia vào phần nào của buổi thuyết trình. Ví dụ: nếu thuyết trình về chủ đề nghiện game thì có thể hỏi khán giả theo cách biểu quyết: Xin hỏi bạn nào chơi game nhiều hơn 1h/ngay giơ tay? Hoặc chạy đến từng người để phỏng vấn riêng: Xin hỏi, bạn thích game gì nhất? bạn thường chơi game khi nào? Trước buổi thuyết trình, người thuyết trình có thể nhờ những người bạn của mình xung phong trả lời để mọi chuyện suôn sẻ. Lưu ý, cần chuẩn bị những câu nói đáp lại khi có tương tác từ khán giả. Ví dụ: cảm ơn các bạn đã chia sẻ cởi mở. Hoặc ‘như vậy, đa số lớp mình đều là game thủ chuyên nghiệp rồi - mình cũng thế…’ Có lần thầy thuyết trình trước hội trường 500 người ở Đại học Kinh tế Quốc Dân, để khuyến khích sự tham gia thì thầy nêu câu hỏi, và tặng món quà nhỏ cho bạn đầu tiên trả lời và thế là rất nhiều bạn sau đó xung phong.

5-Entertainment (sự giải trí)

Cần chuẩn bị trước một vài câu nói, bình luận hoặc nội dung hóm hỉnh gây cười để tạo sự thoải mái cho mọi người và giảm căng thẳng cho chính mình.

6-Visual aids (hình ảnh minh hoạ)

Nếu có slide hoặc hình ảnh minh hoạ hoặc người thuyết trình mô tả điệu bộ body language ấn tượng thì cũng giúp phần trình bày hiệu quả và sinh động hơn. Người ta nói ‘trăm nghe không bằng một thấy’. Đôi khi, chỉ một hình ảnh đã truyền tải thông tin hiệu quả hơn vô vàn lời nói.

7-Timing (thời gian)

Thường thì mình cần luyện tập thuyết trình trước gương cho đến khi thuộc làu làu như cháo chảy. Nhưng quan trọng là cần đảm bảo đúng thời lượng quy định. Thầy nhớ khi được mời phát biểu khai giảng khoá Master of Teaching English to Speakers of Other Languages (TESOL) của đại học Victoria University (Hanoi University Campus) với tư cách là thủ khoa. Thầy được yêu cầu nói trong 3 phút. Lúc đầu, thầy chuẩn bị nội dung nói tận 10 phút lận. Rồi thầy cắt gọt đi còn 7 phút, rồi còn 5 phút, rồi cuối cùng chỉ còn 2 phút rưỡi. Thực tế, khi phát biểu thầy ậm ừ diễn cảm thêm là tròn 3 phút là vừa. Ta có thể xem video trong link phía dưới nhé.

8-Golden Words

Nên dùng những châm ngôn hay đúc kết truyền cảm hứng để tăng tính thuyết phục.

9-Emotions

Hãy đưa cảm xúc thật của mình vào bài nói. Sự rung động sẽ truyền đi một cách tự nhiên tới trái tim mọi người.

Túm lại, khi mình đã chuẩn bị kỹ mọi điều ở trên, khi mình tin tưởng rằng mình sắp trao đi một điều gì đó giá trị cho người nghe, mình sẽ tâm huyết và toàn tâm toàn ý tập trung vào nội dung bài nói. Và đó là khi mình sẽ không còn nỗi sợ nói trước đông người. Cảm xúc còn lại là sự phấn khích khi được lan toả một điều tuyệt vời tới những người xung quanh.

Ta hay cũng xem hai video thầy speak in public, một là bằng tiếng Anh ở Victoria University và một là bằng tiếng Việt ở Đại học Kinh tế Quốc Dân. Trong khi ấy, thầy cũng có hơi run run hồi hộp đó, nhưng sự run run ấy lại hoà lẫn vào sự xúc động hận hoan khi được chia sẻ những điều từ sâu thẳm trái tim mình cho ai đó.

Ta hãy thử áp dụng nhé.

Thầy HOÀNG

OLOGY

 

Xem thêm chia sẻ của thầy Hoangology ở đây:

    Facebook của thầy: https://www.facebook.com/hoangology/ 

    Cộng đồng học viên: https://www.facebook.com/groups/hoangologyfriends 

    YouTube: https://www.youtube.com/c/HoangologyEnglish

    Cộng đồng phụ huynh: https://zalo.me/g/sosvra467 

Bài viết cùng danh mục